Chống Sét Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời: Có cần không ?

20/07/2025

Chống Sét Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời Có cần không ?

Hệ thống điện mặt trời (Solar PV) đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, từ các hộ gia đình đến nhà xưởng, trang trại quy mô lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng vẫn băn khoăn:

“Có thật sự cần lắp chống sét cho hệ thống điện mặt trời không?”

Câu trả lời là: CÓ – và rất cần thiết.
Không giống như thiết bị điện dân dụng thông thường, hệ thống điện mặt trời có nhiều điểm “nhạy cảm” và cực kỳ dễ tổn thương khi gặp sét đánh hoặc sét lan truyền.

Chong set cho he thong nang luong mat troi

I. Nguy cơ sét đánh cao hơn bình thường

1. Hệ thống điện mặt trời thường được lắp đặt ở vị trí cao:

  • Trên mái nhà
  • Trên nóc nhà xưởng
  • Ngoài trời tại các trang trại

=> Những khu vực này dễ trở thành điểm hút sét, đặc biệt khi không có các công trình cao tầng hoặc cột thu sét bảo vệ.

Sét có thể đánh trực tiếp vào khung giàn, hoặc lan truyền qua dây dẫn DC/AC gây hư hại các thiết bị điện tử trong hệ thống.

2. Sét có thể phá hủy inverter, cháy thiết bị, ngừng phát điện

Các hậu quả thực tế khi không có chống sét:

  • Cháy inverter – thiết bị đắt tiền nhất trong hệ thống
  • Nổ Combiner box (hộp kết nối chuỗi tấm pin)
  • Hỏng các cảm biến, bộ thu thập dữ liệu, giám sát từ xa
  • Ngừng phát điện → thất thoát doanh thu

Một vụ sét đánh có thể khiến hệ thống ngưng hoạt động từ vài ngày đến hàng tuần, và gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

3. Sét lan truyền nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Không cần sét đánh trực tiếp. Chỉ cần một tia sét đánh cách nhà bạn vài trăm mét, dòng điện có thể lan truyền qua:

  • Đường dây điện lưới
  • Cáp mạng internet kết nối inverter
  • Dây dẫn DC từ tấm pin về inverter

Hệ thống PV có dây dài, cấu trúc liên kết rộng – rất dễ bị ảnh hưởng bởi xung điện cao áp mà sét gây ra.

II. Chống sét cho điện mặt trời gồm những gì?

Giải pháp chống sét đúng chuẩn cần gồm 2 phần:

1. Chống sét trực tiếp

  • Chức năng: Kim thu sét đóng vai trò thu nhận dòng sét và dẫn truyền an toàn xuống đất, tránh tác động trực tiếp lên các thiết bị.
  • Loại kim thu sét: Kim thu sét phát tia điên đạo sớm ESE (Early Streamer Emission): Hiện đại, có khả năng bảo vệ vùng rộng hơn, phù hợp cho các hệ thống điện mặt trời lớn.
  • Lưu ý lắp đặt: Kim cần được đặt ở vị trí cao nhất (trên mái nhà hoặc cột độc lập) để bao phủ toàn bộ khu vực lắp đặt tấm pin.
  • Kết nối xuống cọc tiếp địa đạt tiêu chuẩn (≤10 Ohm)

2. Chống sét lan truyền (SPD)

Tủ DC Combiner box

Phan loai thiet bi chong set lan truyen he thong dien

Bộ Chống Sét Mạng Lan 48V , D-48/RJ45B-POE

Lưu ý: Chỉ cần thiếu 1 trong các thiết bị này, hệ thống vẫn có thể bị phá hỏng khi có sét lan truyền.

3. Hệ thống tiếp đất

  • Hệ thống tiếp đất là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ hệ thống điện mặt trời khỏi sét. Hệ thống này giúp dẫn điện từ sét xuống đất an toàn, giảm thiểu nguy cơ hư hại cho các thiết bị. Để lắp đặt hệ thống tiếp đất, cần phải:
  • Chọn vị trí lắp đặt cọc tiếp đất ở nơi có độ ẩm cao.
  • Sử dụng vật liệu dẫn điện tốt như đồng hoặc thép không gỉ.
  • Đảm bảo rằng cọc tiếp đất được chôn sâu và kết nối chắc chắn với hệ thống điện mặt trời

III. 7 Lý Do Vì Sao Bạn PHẢI Lắp Chống Sét Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời

✅ 1. Bảo vệ inverter – trái tim của hệ thống

Inverter là thiết bị đắt tiền nhất, lại cực nhạy cảm với xung sét. Có chống sét là có bảo hiểm.

✅ 2. Giảm rủi ro cháy nổ tủ điện

Rất nhiều vụ chập cháy xảy ra ở combiner box do không có SPD bảo vệ.

✅ 3. Đảm bảo an toàn điện cho con người

Sét đánh có thể truyền vào hệ thống, gây điện giật nguy hiểm cho người vận hành hoặc sinh hoạt trong nhà.

✅ 4. Ngăn ngừa mất dữ liệu và gián đoạn giám sát từ xa

Các hệ thống solar thường tích hợp monitoring. Sét lan truyền có thể làm mất kết nối, sai số sản lượng, mất tín hiệu cảnh báo.

✅ 5. Tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế

Các hệ thống đạt chuẩn IEC/TCVN đều yêu cầu phải có chống sét đầy đủ để đảm bảo an toàn điện.

✅ 6. Chi phí lắp chống sét rất thấp so với thiệt hại

Chỉ từ 3–7% tổng chi phí hệ thống, bạn đã có lớp bảo vệ bền vững.

✅ 7. Tăng độ tin cậy và hiệu quả đầu tư

Hệ thống hoạt động ổn định, liên tục – giúp đảm bảo sản lượng và hoàn vốn đúng dự kiến.

IV. Quy trình lắp đặt hệ thống chống sét Cho Hệ Thống Điện Mặt Trời

Để đảm bảo hiệu quả, việc lắp đặt hệ thống chống sét cần tuân thủ quy trình chuyên nghiệp:

1. Khảo sát hiện trường

  • Mục đích: Đánh giá vị trí lắp đặt tấm pin, môi trường xung quanh (đồi núi, đồng bằng), và tần suất sét đánh tại khu vực.
  • Yếu tố cần xem xét: Quy mô hệ thống, độ cao của công trình, và điều kiện thời tiết địa phương.

2. Thiết kế hệ thống chống sét

  • Lựa chọn thiết bị: Chọn kim thu sét, dây dẫn, và cọc tiếp địa phù hợp với quy mô và yêu cầu kỹ thuật.
  • Tính toán vùng bảo vệ: Đảm bảo vùng bảo vệ của kim thu sét bao phủ toàn bộ tấm pin và biến tần.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn: Áp dụng TCVN 9385:2012 hoặc IEC 62305 để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

3. Lắp đặt hệ thống

  • Lắp kim thu sét ở vị trí cao nhất, kết nối với dây dẫn và hệ thống tiếp địa.
  • Cài đặt SPD tại các điểm kết nối điện quan trọng.
  • Đảm bảo tất cả các thành phần được cố định chắc chắn và kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành.

4. Kiểm tra và bảo trì chống sét cho năng lượng mặt trời nhứ thế nào ?

  • Kiểm tra định kỳ: Đo điện trở tiếp địa ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt trước mùa mưa.
  • Bảo trì: Thay thế Chống sét lan truyền AC/DC  nếu đã kích hoạt quá nhiều lần hoặc kiểm tra dây dẫn, kim thu sét có dấu hiệu ăn mòn.

V. Những sai lầm thường gặp khi lắp đặt chống sét cho điện mặt trời

  • Chỉ lắp kim thu sét mà bỏ qua Chống sét lan truyền SPD
  • Lắp Chống sét lan truyền SPD sai vị trí (quá xa inverter)
  • Dùng Chống sét lan truyền SPD rẻ, điểu không đảm bảo chất lượng, có thể tham khảo bài viết chọn thiết bị chống sét lan truyền
  • Không đấu tiếp địa hoặc tiếp địa không đạt yêu cầu

⚠️ Những lỗi này khiến việc “có chống sét” nhưng vẫn bị phá hỏng khi có sét đánh là chuyện… không hiếm.

Có cần chống sét cho điện mặt trời không? – Câu trả lời là CÓ!

Bất kể bạn đang dùng hệ thống điện mặt trời 5kWp tại nhà, hay 500kWp tại nhà máy – chống sét luôn là thành phần bắt buộc nếu muốn hệ thống an toàn, bền bỉ và hiệu quả.

🔧 Bạn Nên Làm Gì Tiếp Theo?

  • Khảo sát lại hệ thống để kiểm tra có đủ thiết bị chống sét chưa
  • Liên hệ kỹ thuật viên chuyên về SPD – nối đất để lắp đặt đúng chuẩn
  • Chọn thiết bị chống sét chất lượng, chính hãng, bảo hành rõ ràng

📞 Liên hệ tư vấn – khảo sát hệ thống chống sét lan truyền miễn phí

Bạn cần hỗ trợ chọn thiết bị Chống sét lan truyền SPD cho công trình?
✅ Gọi ngay hotline  : 0935 384 279
✅ Gửi sơ đồ tủ điện để được báo giá chi tiết
✅ Dịch vụ thi công – bảo trì trọn gói, đúng tiêu chuẩn TCVN & IEC